::: Trang chủ > Học tập > Bộ sưu tập
Cỡ chữ :

Bộ sưu tập

sứ
Bát sứ xanh cẩn khảm hoa văn chim hoa bướm
Thế kỷ 12 thời đại Cao Ly
Bát sứ xanh cẩn khảm hoa văn chim hoa bướm 
Cao 8.5cm、đường kính 20.0cm

Sứ xanh Cao Ly thường được sử dụng hoa văn hình cỏ cây thực vật để trang trí, như mẫu đơn, cúc, lau sậy, cây liễu...thỉnh thoảng cũng thấy trong hoa cỏ có điểm khuyết bướm, chim, gia cầm, bướm bay lượn giữa hoa, chim đậu trên ngọn cây, tạo thành cảnh sắc tưng bừng tự nhiên có sức sống mạnh mẽ .

Miệng bát tròn và đứng, thành bát sâu và cong, tâm bát lõm, đáy bằng, trôn và đáy có vết nứt và dấu tích của ba cây đinh, chất men mịn màng, một phần bề mặt có hoa văn rạn tự nhiên và ít đốm vàng rỉ sắt, phần trôn bát lớp men phủ có phần mỏng để lộ phần ruột gốm màu nâu. Nhìn chung hoa văn đều được trang trí với kỹ thuật cẩn khảm mà thành.

Thành ngoài của bát có bốn vòng khai quang, bên trong được khảm hoa mẫu đơn cành, giữa các hình khai quang với nhau lại được tô điểm bằng hoa văn dải thực vật cuộn, phía dưới thân bát được trang trí bằng hoa văn cánh sen đúp liên hoàn, các loại hoa văn đều được phân cách bởi hoa văn kẻ chỉ. Tâm bát có hoa văn cúc, hướng ra phía ngoài theo thứ tự là hoa văn cánh sen đúp trong có hoa văn vòng tròn rỗng tâm dạng chuỗi, rồi đến hoa văn kẻ chỉ, thành trong có hai đôi cành hoa được sắp đặt xen kẽ nhau, góc độ của bông hoa đa dạng, kiểu dáng khác biệt, trong đó có một đôi cành hoa có hình con hạc trắng đậu ở trên, mỏ và chân màu đen, giữa những cành hoa có bốn đôi bướm đang đuổi lượn, nhỏ nhắn và xinh xắn.

Hình chim hạc bay đặc biệt được người Cao Ly yêu thích, thường được lấy làm đề tài để trang trí gốm sứ, có thuyết cho đằng hoa văn chim hạc bay thịnh hành ở Cao Ly  chủ yếu là do chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo Trung quốc, đó chính là sự qua lại mật thiết giữa hoàng thất Cao Ly và Huy Tông Bắc Tống về sự tin tưởng đạo giáo, điều này có liên quan đến việc đạo giáo được truyền và bán đảo Triều Tiên, trong “Tuyên hòa Phong Sứ Cao Ly Đồ Kinh” có ghi chép <Thiên tử (Bắc Tống Huy Tông) Quyến bì hà phương, Nhân khiển tín sứ... >  đây là thơ văn rất thịnh hành giữa giới quý tộc hoàng thất với giới văn sĩ đại phu.

Ngoài ra trong tác phẩm văn thơ của thời kỳ Cao Ly, sự miêu tả về bướm cũng thường thấy liên quan đến tư tưởng đạo gia và Đào Uyên Minh, tác phẩm “ Hoà Quy Khứ Lai Từ” “Cầu Bất Quá Vu Vô Cầu , Hoá Điệp Si Nhi Do”<cầu không được thì không cầu , hoá thành cánh bướm bay lượn vui đùa>, văn thơ trong quyển “Đào Nguyên Đồ” được “Đông Văn Tuyển” đề cập tới cũng có phần thơ văn: “Thùy Liệu Thi Thân Tằng Điệp Hóa, Tương Khoa Thử Xứ Tin Tiên Hoàn”.

Thành ngoài bát dùng phương pháp cẩn khảm lấy đất đen để trang trí hoa văn dải thực vật cuộn, kỹ thuật này được gọi là cẩn khảm ngược, cách làm là: sau khi gọt đi phần nền của hoa văn trên phần đất nung chưa trang trí, chọn một trong hai màu đất sét trắng hoặc đất sét đỏ trám vào chỗ gọt, làm cho hoa văn với men sứ xanh hiện ra dưới nền màu trắng hoặc nền màu đen gọi là “cẩn khảm đất trắng” hoặc “cẩn khảm đất đen”.

 

   Số người :2 
[VN]標籤 :


top